Dự án

can ho ascent lakeside

Chung cư

can ho ascent lakeside quan 7

Bảo lãnh ngân hàng về dự án

“Bảo lãnh”, theo từ điển Tiếng Việt được hiểu là hành vi của một chủ thể tự nguyện cam kết bảo đảm bằng uy tín hoặc tài sản của mình cho hành động, tư cách hoặc nghĩa vụ của người khác.

Những điểm nổi bật không thể thiếu khi lựa chọn mua "nhà ở hình thành trong tương lai" và lựa chọn là theo đúng quy trình phát luật hiện hành được thể hiện như sau:

“Bảo lãnh”, theo từ điển Tiếng Việt được hiểu là hành vi của một chủ thể tự nguyện cam kết bảo đảm bằng uy tín hoặc tài sản của mình cho hành động, tư cách hoặc nghĩa vụ của người khác.

Trong pháp luật dân sự Việt Nam, khái niệm về “bảo lãnh” được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Hiểu theo khái niệm trên thì bảo lãnh được hiểu là biện pháp đảm bảo đối nhân và bao giờ cũng có ít nhất ba bên liên quan: Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (bên thụ hưởng). Bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ thay khi bên được bảo lãnh không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến hạn với bên nhận bảo lãnh.

Cam kết bảo lãnh này có thể được thực hiện bởi tất cả các tổ chức, cá nhân trong các giao dịch thương mại, dân sự bất kỳ. Tuy nhiên, đối với trường hợp, bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng thì hoạt động bảo lãnh này được gọi là bảo lãnh ngân hàng.

Cụ thể, theo pháp luật chuyên ngành, tại Khoản 18 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, khái niệm về bảo lãnh ngân hàng được quy định như sau:

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận”

 Có thể thấy “bảo lãnh ngân hàng” là một hình thức đặc biệt của bảo lãnh, chủ thể của bên bảo lãnh phải luôn là tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Về cơ bản thì bảo lãnh ngân hàng là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) đối với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh/bên có nghĩa vụ) khi họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ với bên có quyền.

Văn bản cam kết bảo lãnh phải được tổ chức tín dụng phát hành dưới hình thức thư bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh.

  • Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
  • Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Cũng như bảo lãnh trong pháp luật dân sự, chủ thể tham gia hoạt động bảo lãnh ngân hàng thường có ít nhất ba bên :

  • Bên bảo lãnh: là tổ chức tín dụng đứng ra thực hiện cam kết bảo lãnh. Tổ chức tín dụng bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính (trừ công ty tài chính chuyên ngành) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động bảo lãnh.
  • Bên được bảo lãnh: là khách hàng của tổ chức tín dụng, được tổ chức tín dụng cam kết sẽ thực hiện thay nghĩa vụ tài chính đối với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng của tổ chức tín dụng có thể là cá nhân hoặc tổ chức, có đầy đủ các điều kiện sau:
  • Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
  • Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp.
  • Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  • Bên nhận bảo lãnh: là tổ chức, cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh phát hành

 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

Là một hình thức đặc biệt của bảo lãnh, bảo lãnh ngân hàng vừa có những đặc điểm chung của bảo lãnh vừa có những đặc điểm riêng của nó. Cụ thể như sau:

  • Bảo lãnh ngân hàng là một loại giao dịch thương mại đặc thù

Tính chất thương mại được thể hiện ở chỗ hoạt động bảo lãnh ngân hàng vừa do các tổ chức tín dụng (với tư cách là thương nhân) thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận (thu phí), vừa có tính đặc thù của một ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng.

  • Bảo lãnh ngân hàng phải được lập thành văn bản

Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ. Tính chất chứng từ của bảo lãnh ngân hàng thể hiện ở chỗ khi khách hàng thỏa thuận với tổ chức tín dụng đứng ra bảo lãnh cho mình; hoặc khi tổ chức tín dụng phát hành cam kết bảo lãnh; hay khi người nhận bảo lãnh thực hiện quyền yêu cầu thụ hưởng, thì các chủ thể này đều phải bắt buộc lập thành văn bản.

  • Bảo lãnh ngân hàng là một giao dịch kép

Trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng, luôn có hai hợp đồng được giao kết. Hợp đồng thứ nhất được giao kết giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thể đó là thỏa thuận cấp bảo lãnh hoặc hợp đồng cấp bảo lãnh. Hợp đồng thứ hai được giao kết giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có thể là thư bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh.

Hợp đồng cấp bảo lãnh là cơ sở để tổ chức tín dụng giao kết hợp đồng bảo lãnh, còn hợp đồng bảo lãnh được giao kết là nhằm thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh phát sinh trong hợp đồng cấp bảo lãnh.

  • Tính độc lập trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên

Tuy hai loại hợp đồng trên có mối quan hệ với nhau, nhưng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hai loại hợp đồng này là hoàn toàn độc lập. Tức việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên độc lập theo từng hợp đồng được ký kết, không phụ thuộc vào việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng còn lại. Đồng thời, việc vô hiệu của một hợp đồng này không đương nhiên làm cho hợp đồng còn lại vô hiệu theo.

  • Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh số tiền đã trả thay

Đặc điểm này phản ánh một quan hệ ràng buộc giữa ba bên là bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện các nghĩa vụ đối với bên thụ hưởng thì bên bảo lãnh thực hiện thay và bên được bảo lãnh phải có trách nhiệm nhận nợ và hoàn trả lại cho bên bảo lãnh số tiền bên bảo lãnh đã trả thay. Như vậy, lúc này quan hệ bảo lãnh đã chuyển thành quan hệ tín dụng trực tiếp giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh.

  • Bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh vô điều kiện

Tổ chức tín dụng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh ngay sau khi người này xuất trình các chứng từ phù hợp với nội dung trong cam kết bảo lãnh mà không phụ thuộc vào việc bên được bảo lãnh có khả năng tự thực hiện nghĩa vụ của họ hay không. Tức là chỉ cần đến hạn bảo lãnh và bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình, thì khi bên thụ hưởng có yêu cầu thanh toán thì ngân hàng bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ ngay mà không cần xem xét đến việc thực hiện hợp đồng giữa hai bên.

Bảo lãnh dự án và 

Nguồn: 

[X] Hotline CHỦ ĐẦU TƯ
can-ho-ascent-lakeside